1
Bạn c�n h� tr�?

ĐÃ CÓ QUY TRÌNH KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI VÀ ĐẢNG VIÊN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN

Ban Bí thư đã ra Quyết định 331-QĐ/TW ban hành Quy trình mẫu thực hiện kiểm tra, giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy.

Tại Quyết định 331-QĐ/TW ban hành và có ngày 18/6/2025, Quy trình kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên gồm 03 bước chính: chuẩn bị, tiến hành và kết thúc kiểm tra.

I. Bước chuẩn bị

(1) Xây dựng kế hoạch kiểm tra:

  • Căn cứ chương trình công tác hoặc nhiệm vụ được giao, lãnh đạo cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy chỉ đạo đơn vị/cán bộ chuyên môn đề xuất nội dung, đối tượng kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra, xác định thời gian và phương pháp kiểm tra.

(2) Thành lập đoàn kiểm tra:

- Chủ thể kiểm tra ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra.

- Mốc thời gian kiểm tra không quá 5 năm gần nhất.

  • Cấp Trung ương: không quá 60 ngày.
  • Cấp tỉnh/thành: không quá 45 ngày.
  • Cấp trực tiếp cơ sở: không quá 20 ngày.
  • Trường hợp cần thiết, có thể gia hạn không quá 1/3 thời gian quy định.

(3) Chuẩn bị của đoàn kiểm tra:

  • Xây dựng đề cương gợi ý báo cáo.
  • Họp đoàn, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị tài liệu liên quan.

II. Bước tiến hành

(1) Làm việc với đối tượng kiểm tra:

Triển khai quyết định, thống nhất lịch, hướng dẫn chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra và hồ sơ, tài liệu.

Có thể làm việc trực tuyến hoặc qua văn bản công văn.

(2) Báo cáo tự kiểm tra:

Đối tượng kiểm tra nộp báo cáo và tài liệu liên quan theo yêu cầu.

(3) Thẩm tra, xác minh:

- Đoàn nghiên cứu hồ sơ, làm việc với các bên liên quan, làm rõ nội dung cần thiết.

- Trưởng đoàn có thể đề xuất điều chỉnh nội dung kiểm tra nếu cần.

- Soạn dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.

(4) Tổ chức hội nghị:

- Thành phần gồm đại diện chủ thể kiểm tra, đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra.

- Hội nghị thảo luận dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, ghi biên bản và tiếp thu ý kiến.

(5) Hoàn thiện báo cáo:

Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra nếu cần, hoàn chỉnh báo cáo và gửi lãnh đạo cơ quan tham mưu cấp ủy.

III. Bước kết thúc

(1) Kết luận của cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy:

- Họp tập thể lãnh đạo cơ quan để kết luận.

- Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm, thông báo cho ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp ủy có thẩm quyền.

(2) Ban hành kết luận kiểm tra:

Hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, trình ký và ban hành.

(3) Công bố kết luận kiểm tra:

Đại diện đoàn kiểm tra công bố kết luận đến đối tượng và tổ chức liên quan, có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua công văn.

(4) Rút kinh nghiệm và lưu trữ hồ sơ:

Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm, trưởng đoàn đánh giá từng thành viên, gửi đơn vị quản lý cán bộ.

(5) Theo dõi khắc phục sau kiểm tra:

Cán bộ phụ trách địa bàn đôn đốc việc thực hiện kết luận, yêu cầu xây dựng kế hoạch khắc phục vi phạm, báo cáo kết quả khắc phục.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu