Ngày 14/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: - Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài...
Về cơ cấu tổ chức, Nghị định 81/2022 đã giảm số lượng đơn vị trực thuộc Bộ này từ 30 xuống còn 28 đơn vị. Trong đó, Cục Cơ yếu hợp nhất với Trung tâm Thông tin thành Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin, đồng thời không còn Vụ Thi đua - khen thưởng và truyền thống ngoại giao.
Cụ thể, 28 đơn vị, tổ chức gồm:
1. Vụ Châu Âu.
2. Vụ Châu Mỹ.
3. Vụ Đông Bắc Á.
4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
5. Vụ Trung Đông - Châu Phi.
6. Vụ Chính sách đối ngoại.
7. Vụ Tổng hợp kinh tế.
8. Vụ ASEAN.
9. Vụ các Tổ chức quốc tế.
10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.
11. Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
12. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
13. Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.
14. Vụ Thông tin Báo chí.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.
19. Cục Lãnh sự.
20. Cục Lễ tân Nhà nước.
21. Cục Ngoại vụ.
22. Cục Quản trị Tài vụ.
23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Ủy ban Biên giới quốc gia.
25. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
26. Học viện Ngoại giao.
27. Báo Thế giới và Việt Nam.
28. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Học viện Ngoại giao, báo Thế giới và Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao. Các tổ chức còn lại là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng. Các Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Tổ chức cán bộ được tổ chức 04 phòng. Các Vụ Châu Mỹ, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Đông Bắc Á, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.
Thông tư này có hiệu lực từ 01/12/2022.