1
Bạn c�n h� tr�?

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ ĐỐI VỚI TRẺ EM SAU TIÊM CHỦNG

Theo Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/07/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng”, người được tiêm chủng phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Bộ trưởng nhấn mạnh, các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm toàn trạng; tinh thần, tình trạng ăn, ngủ; dấu hiệu về nhịp thở; nhiệt độ, phát ban và các biểu hiện tại chỗ tiêm như sưng, đỏ... Đối với trẻ em, cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn, đồng thời, phải bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm. Nếu phát hiện dấu hiệu tai biến nặng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật hoặc trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở... cần nhanh chóng đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng hướng dẫn chi tiết một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng và các biện pháp chăm sóc, điều trị cụ thể, như: Sốt nhẹ dưới 38,50C; đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm hay sưng tới khớp xương gần chỗ tiêm nhất, đau, đỏ, sưng trên 03 ngày và tự khỏi sau vài ngày hoặc 01 tuần; đau khớp; bầm tím... Trường hợp trẻ có các triệu chứng như kích thích, vật vã; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở, nghẹt thở; đau quặn bụng; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê hay choáng váng, co giật..., cần dừng ngay việc tiêm vắc xin và tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu