1
Bạn c�n h� tr�?

TỪ 2015, CÁC KHOẢN VAY MỚI TỪ NỢ CÔNG ĐỀU PHẢI ĐĂNG KÝ

Trước tình trạng nợ công nước ta đang tăng nhanh; cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững, việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn làm phát sinh rủi ro tái cấp vốn và tạo ra áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn; chi phí huy động vốn vẫn còn cao..., ngày 14/02/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công

Đồng thời, yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới, nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch; khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn, theo đó, các khoản vay mới cho đầu tư phát triển kể cả vay cho mục tiêu cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chủ yếu phải có kỳ hạn từ 05 năm trở lên; chủ động bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước trong giới hạn quy định - tối đa 25% tổng thu ngân sách và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để đảm bảo trả nợ Chính phủ đúng hạn.

Bộ Tài chính được yêu cầu giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh theo cam kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cho vay lại để thu hồi đầy đủ các khoản nghĩa vụ gốc, lãi và chi phí về Quỹ tích lũy trả nợ; thực hiện cân đối ngân sách Nhà nước tích cực, thắt chặt kỷ cương sao cho đến năm 2020, giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống 4% GDP...

Đặc biệt, từ năm 2015, tất cả các khoản vay mới của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công đều phải đăng ký với Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát thực hiện các chỉ tiêu giới hạn nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trước khi trình phê duyệt chủ trương đầu tư và đảm bảo trong giới hạn cho phép.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu